Ads (728x90)



Viễn cảnh cho giới trẻ Nhật Bản




TOKYO —
Trước năm 2055, ước tính cứ năm người Nhật sẽ hai người trên 65 tuổi. Thủ tướng Shinzo Abe nói về việc muốn đảo ngược xu hướng già hóa xã hội và cải thiện điều kiện cho những người trẻ. Tuy nhiên, chính phủ vẫn lãnh đạm với nhu cầu của những học sinh sinh viên đã tốt nghiệp - những người muốn tự mình bước ra xã hội nhưng nhận ra được rằng mình không thể.
“Nhật Bản không đầu tư vào thế hệ trẻ, không đảng phái chính trị nào ủng hộ nhu cầu của giới trẻ,” ông Shun Otokita, 31 tuổi, người được bầu vào hội đồng thành phố Tokyo năm 2013, cho biết. Ông Otokita nằm trong tổ chức "Assembly to Energise Japan" (tạm dịch: "Hội Phục nguyên Nhật Bản"), một tổ chức chính trị tách ra từ đảng "Your Party" (tạm dịch: Đảng của mọi người, có mục tiêu tái thu hút người trẻ tham gia chính trị) vốn dĩ đã thất bại.
Năm ngoái, Nhật Bản đã hạ thấp tuổi bầu cử tối thiểu từ 20 xuống còn 18. Các quan chức chính phủ đã mô tả việc thay đổi, lần đầu kể từ năm 1945, là để khuyến khích người trẻ đi bầu. Chánh thư ký văn phòng nội các, ông Yoshihide Suga cho biết sự thay đổi có "một tầm ý nghĩa to lớn... (và) sẽ cho phép nhiều tiếng nói trẻ trung hơn được lên tiếng trong chính trị."
Tuy nhiên, nhiều quan sát viên tin rằng việc thay đổi có tác động rất nhỏ đến thời vận những người trẻ vốn chỉ là một phần nhỏ trong cử tri.
Cũng cần nhắc đến sự thờ ơ trong chính phủ đối với sự phát triển gần đây những phong trào chính trị của các nhà vận động trẻ - đặc biệt là với các đảng phái cánh tả. Theo ông Koichi Nakano, giáo sư ngành chính trị trường Đại học Sophia, Tokyo, việc giảm tuổi đi bầu một cách tượng trưng nói lên phần lớn những hạn chế mà những đoàn thể như "Students Emergency Action for Liberal Democracy" (SEALD, tạm dịch: hội "Sinh viên Hành động Khẩn cấp vì Dân chủ Tự do), cũng như các nhóm cánh tả khác có thể đạt được. Thời gian trên sân khấu chính trị của các nhóm này còn có thể bị rút ngắn bởi sức mạnh bù lại của các nhóm vận động cánh hữu trên Internet (mạng lưới "uyoku"). Theo suy nghĩ của ông Nakano, sức hút phổ biến của mạng lưới "uyoku" đã khắc họa việc các nhà bảo thủ chính trị và một bộ phận không nhỏ các nhà lập pháp cơ sở đã trở nên thoải mái hơn trong việc công khai những quan niệm cực đoan.
“Một số thành viên cánh hữu thậm chí còn cho rằng — bằng cách tận dụng thực tế là những người trẻ mới được trao quyền bầu cử sẽ chỉ ở trong độ tuổi còn đi học — họ (những người cánh hữu cực đoan) có thể tạo thêm áp lực nhằm khiến giáo viên và giáo sư đại học "trung lập" hơn trên lớp học: nghĩa là, theo những người cánh hữu cực đoan này, các giáo viên và giáo sư này không nên công khai chỉ trích chính phủ,” ông Nakano cho nói.
Tuy nhiên, không nên để các em học sinh lo lắng chỉ vì những thành kiến chính trị trên học đường. Theo nhà nhân chủng học David Slater thuộc Đại học Sophia, Tokyo, hệ thống giáo dục của Nhật Bản góp phần tạo nên sự phân biệt đối xử dựa trên đồng tiền, xuyên suốt từ cấp hai cho đến tuổi trưởng thành. Dù các em học sinh đều là những minh tinh trong những kỹ năng số học và ngôn ngữ cơ bản. Slater chỉ rõ rằng sự bình đẳng này không quan trọng về lâu dài do vai trò đáng chỉ trích của các trường "juku" (các trường học thêm và luyện thi ở Nhật Bản) trong việc đảm bảo thi đậu kỳ thi đầu vào cấp ba và đại học vốn có sức quyết định cả một đời người. Phải tiêu tốn cả gia tài để gửi con đi học ở các trường "juku" trong nhiều năm, và phải tốn nhiều năm để có kết quả như mong muốn. Các trường "juku" vốn phổ biến hơn ở các thành phố, nơi có giá bất động sản cao hơn. Các yếu tố này kết hợp đảm bảo cho các học sinh có xuất thân đầy đặc quyền dễ dàng vào học các trường đại học và tìm kiếm được những cơ hội việc làm.
Trong khi tương lai nền kinh tế Nhật Bản không mấy sáng sủa — cùng với việc hạ thấp các tiêu chuẩn giáo dục, làm giảm đi tính thanh khoản và tiềm năng thu nhập ở mỗi cá nhân — có một số cơ sở lại là điều chắc chắn.
“Quy chung mà nói, Nhật Bản sẽ không bỏ rơi hay phá bỏ bất kỳ khoản phụ cấp xã hội nào đang đảm bảo cho những người siêng năng lao động” ông Jakob Edberg, giám đốc điều hành của GR Japan, một tổ chức hợp tác với chính phủ, cho biết.
Dù người lao động Nhật Bản thường thiếu tính mạnh dạn, họ vẫn duy trì sản lượng và hiệu quả cao, theo như ông Edberg. Ông cảm nhận rằng cho dù là vấn đề như tính biến động trong lực lượng lao động đã tăng cao cũng có thể đem lại lợi ích cho các công ty và người làm thuê. Các công ty, đặc biệt là các công ty quốc tế đảm bảo đào tạo nghề nghiệp và lợi ích việc làm mang tính cạnh tranh, có thể khai thác lực lượng lao động phổ thông vô số ở Nhật Bản. Ông tin tưởng việc này sẽ giúp các công ty đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đang tăng cao trong nước.
Một cuộc nghiên cứu của McKinsey tiến hành vào năm 2010 chỉ ra rằng, không như trong những thập niên vừa qua khi mà người mua hàng Nhật Bản có xu hướng coi trọng chất lượng và tiện lợi, người tiêu dùng Nhật Bản thế hệ "mới" - những thợ săn giá cả rành rọt mạng - nếu phải đi mua sắm trong thế giới thực, sẽ thà năng lui tới những khu mua sắm (mall) và các cửa hàng chuyên bán độc các mặt hàng hơn là vào ra các cửa hàng thương xá cao cấp.
“Một thay đổi mang tính hứa hẹn khác là việc chính phủ tập trung khuyến khích phụ nữ đi làm,” ông Edberg nói thêm. Đội ngũ chuyên nghiệp trong Hall of GR Japan (một công ty có vốn nước ngoài ở Nhật Bản, chuyên xúc tiến quan hệ công chúng cũng như quan hệ với chính phủ Nhật Bản) đều là nữ giới, ông cho biết. Nếu những công ty khác đều "noi gương" theo, hiệu quả tác động lên nền kinh tế Nhật Bản sẽ rất đáng kể. Vào năm 2014, ngân hàng Goldman Sachs ước tính rằng nếu chiến dịch "Womenomics" (tạm dịch: kinh tế dựa vào nữ giới) của thủ tướng Abe tăng tỷ lệ lao động nữ ở Nhật vào năm 2013 (65,5%) lên ngang mức tỳ lệ lao động nam giới vào cùng năm (80,6%), thì GPD của Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng gần 13%.
Cho dù Sheryl Sandberg, nữ trưởng phòng điều hành Facebook có cho rằng phụ nữ Nhật Bản phải vượt qua khoảng cách giới tính về lương bổng và cơ hội nghề nghiệp để "tiến vào" chỗ làm, thì điều này vẫn không thể nói chắc được. Thế nhưng phân tích của Goldman Sachs chỉ ra rằng dù chỉ một cải thiện nhỏ nhoi cũng có thể là bước tiến dài cho tăng trưởng kinh tế Nhật Bản và chuyển đổi những khuôn mẫu chi tiêu-tiêu dùng vượt qua cả những thay đổi đáng kể vừa qua.
Bên cạnh việc ngày càng có nhiều công ty tập trung vào Internet đang lợi dụng tính phổ biến ngày càng tăng của thương mại điện tử (e-commerce), “một số ngành thành công ở Nhật Bản hoặc là đang già đi, hoặc đang là những ngành đã trưởng thành đang tự đổi mới và vẫn còn tiếp tục phát triển,” ông Trond Varlid, giám đốc chương trình Japan Market Expansion Competition (JMEC, tạm dịch: Cạnh tranh trong mở rộng thị trường Nhật Bản), cho biết. Trong 22 năm qua, JMEC đã đào tạo kinh doanh thực tiễn cho giới chuyên nghiệp lâu năm có nhiều kinh nghiệm tại Nhật Bản, cũng như giúp các công ty đưa ra các kể hoạch kinh tế về thâm nhập thị trường hoặc mở rộng kinh doanh.
Theo đó, có được sự khích lệ từ việc thủ tướng Abe ủng hộ đổi mới cơ cấu, ông Varlid đã dự định sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh doanh trong nền kinh tế khổng lồ của quốc gia.
“Hơn 10 năm qua, đã có nhiều người Nhật khởi nghiệp hướng đến tăng trưởng cao hơn và đẩy giá cổ phiếu cao hơn cho chỉ số của nhóm MOTHERS market (nhóm công ty mới nổi và có tốc độ phát triển cao) trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo,” ông Varlid cho biết. "Trong lúc này, những doanh nhân đang bay cao như Hiroshi Mikitani của Rakuten (một tập đoàn dịch vụ Internet lớn ở Nhật Bản), Masayoshi Son của SoftBank (một tập đoàn internet và viễn thông đa quốc gia của Nhật Bản), và Joi Ito ở MIT Media Lab (trung tâm nghiên cứu liên ngành thuộc Viện công nghệ Massachusetts) chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng vĩ đại cho thế hệ những người trẻ."
Ông Steve Burson, chủ tịch nhóm cố vấn của H&R (tập đoàn hỗ trợ dịch vụ toàn diện cho nhân viên, gia đình và người tuyển dụng quốc tế đến Nhật Bản làm việc), lại đưa ra một số cảnh báo về việc bao lâu thì những người khởi nghiệp mới thành công tại đây. “Nhật Bản vẫn có nhiều thách thức trong đối mặt với toàn cầu hóa. Thời gian tiêu tốn để gầy dựng niềm tin cần thiết cho nền kinh tế thăng hoa xem ra không phải là một, hai năm ở Nhật Bản, mà là 3 hoặc 5, hoặc thậm chí là 10 năm.
“Nền văn hóa ra quyết định chậm chạp và đặt nặng tính phương pháp của Nhật Bản sẽ gây ra thách thức cho chính nước Nhật khi thế giới đi quá nhanh,” ông Burson cho biết thêm.
Thế viễn cảnh cho đội ngũ "thường dân" trong xã hội Nhật Bản sẽ ra sao?
“Với những lao động Nhật Bản không thể bắt kịp cộng đồng toàn cầu qua việc du học và làm việc cho một công ty đa quốc gia, tương lai của họ cũng không hoàn toàn ảm đạm,” Ông Seiichiro Iwasawa, nhà kinh tế học hành vi được đào tạo từ Harvard, hiện đang là giáo sư Đại học Thương mại và Kinh doanh Nagoya (Nagoya University of Commerce and Business) cho biết. “Nếu những người trẻ có thể trở thành những thành viên mang đến năng suất cao trong xã hội, Nhật Bản sẽ cũng cung cấp thị trường cho các bạn.”  

(Nguồn: www.japantoday.com)

Đăng nhận xét

Blogger